Tôm sú có lớp vỏ dày, cứng và mang nhiều màu sắc đan xen như màu đỏ, màu nâu, màu xám hay màu xanh. Loại tôm này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hỗ trợ giảm cân, chống oxy hóa...
Tôm sú không chỉ có hương vị thơm ngon, mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Đây là một loại hải sản được ưa chuộng nhờ kích thước lớn và hàm lượng thịt dày và nhiều. Trong 100g thịt tôm sú chứa các chất dinh dưỡng như:
Ngoài ra, tôm sú còn cung cấp hơn 20 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như magie, canxi, i-ốt, vitamin B12, kẽm, kali, sắt, mangan, phốt pho, đồng... . Trong đó đáng chú ý là:
Chứa khoảng 76,7 mg natri. Chất này giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng điện giải, cũng như hỗ trợ chức năng của thần kinh và cơ bắp. Với hàm lượng natri ở mức vừa phải, nên những ai đang muốn giảm lượng muối trong thực đơn của mình, thì có thể thêm một lượng tôm sú vừa phải vào chế độ ăn uống của mình.
Trong 100g tôm sú chứa khoảng 189mg cholesterol, mà phần gạch tôm nằm ở đầu tôm, chính là khu vực tập trung cholesterol. Hàm lượng cholesterol tuy cao nhưng nó không ảnh hưởng tới sức khỏe nếu bạn ăn tôm sú vừa đủ và đúng cách. Ngược lại nếu bạn lạm dụng tiêu thụ quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tắc nghẽn mạch máu.
Trong 100g tôm sú có khoảng 1,5 g carbohydrate, hàm lượng này khá thấp, nên khi tiêu thụ tôm sú nó sẽ không ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Đây là lý do tôm sú thường được những người đang ăn kiêng, ăn chế độ keto hay giảm carbs lựa chọn.
Tôm sú là nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp duy trì và phát triển cơ bắp. Nhờ hàm lượng calo thấp nhưng giàu đạm, tôm sú trở thành lựa chọn lý tưởng cho những người tập thể thao, hay những ai muốn tăng cường cơ bắp giảm mỡ, những người muốn giảm cân đều có thể thêm tôm sú vào thực đơn ăn uống của mình.
Tôm sú có nhiều canxi, cụ thể với 100g tôm sú giúp bổ sung tới 200mg canxi, đáp ứng khoảng 20 - 30% hàm lượng canxi cần thiết mỗi ngày. Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp củng cố hệ xương, phòng ngừa loãng xương.
Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, tôm sú không chỉ là nguyên liệu lý tưởng trong các món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, tôm sú mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi được tiêu thụ hợp lý. Dưới đây là những lợi ích của tôm sú:
Chất chống oxy hóa là thành phần rất quan trọng đối với cơ thể, giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao đề kháng. Do đó, khi bạn tiêu thụ tôm sú, đồng nghĩa bạn đang bổ sung lượng chất chống oxy hóa cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ hình thành nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hoa còn giúp bạn phòng ngừa bệnh tật.
Tôm sú có hàm lượng carbohydrate rất thấp nhưng lại giàu đạm, chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin, nên nó là một thực phẩm phù hợp cho người đang ăn kiêng hoặc muốn kiểm soát cân nặng, ăn tôm sú cũng góp phần giúp ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa và hỗ trợ duy trì vóc dáng cân đối. Để tối ưu hiệu quả giảm cân, bạn nên chế biến tôm sú thành các món hấp, luộc, nướng, tránh sử dụng quá nhiều dầu mỡ và gia vị. Đồng thời, cần kết hợp với thực đơn ăn uống khoa học, thể thao thường xuyên.
Nhờ nguồn dưỡng chất đa dạng, tôm sú có thể giúp cơ thể bổ sung các vi chất quan trọng, hỗ trợ phòng tránh nhiều bệnh lý, bao gồm:
Nhìn chung, tôm sú không chỉ là một loại hải sản tuyệt vời, góp phần cải thiện sức khỏe khi được bổ sung hợp lý trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Tôm sú tuy rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều hoặc ăn sai cách có thể gây hại. Dưới đây là những tác hại khi ăn tôm sú quá nhiều:
Một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với hải sản bao gồ cả tôm sú. Các triệu chứng thường gặp bao gồm nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy, tiêu chảy.... Nếu sau khi ăn tôm mà bạn phát hiện có những dấu hiệu bất thường, thì bạn nên ngừng tiêu thụ ngay và tìm bác sĩ để được hỗ trợ.
Mặc dù tôm sú là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng nó cũng chứa lượng cholesterol khá cao, nó còn cao hơn một số loại thịt. Việc tiêu thụ quá nhiều tôm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch,... Để tránh tác hại này, bạn nên ăn tôm theo liều lượng khuyến nghị, đồng thời khi nấu tôm cần bỏ phần đầu tôm, nơi chứa nhiều cholesterol.
Do nhu cầu của tôm sú rất lớn, nên cũng có một số người sử dụng thức ăn kém chất lượng hoặc chứa hóa chất kích thích tăng trưởng khi nuôi tôm, hoặc môi trường nuôi tôm không đạt tiêu chuẩn, điều này sẽ làm tôm không còn chất lượng, mà ăn loại tôm có dư thừa kháng sinh thì nó sẽ gây hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn mua tôm sú từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy, ưu tiên tôm tươi, đang bơi linh hoạt với thịt tôm trong, chắc.
Tần suất ăn tôm, bao gồm cả tôm sú, phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng, sức khỏe của mỗi người. Ví dụ:
Tôm sú khi dùng đúng cách nó sẽ rất tốt cho sức khỏe, do đó, khi chế biến và ăn tôm sú, bạn cần lưu ý:
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: