Trà là một thức uống phổ biến ở Việt Nam. Có thể là trà xanh, trà đen, trà ô long, bạch trà, hoàng trà, trà Shan Tuyết...
Văn hóa trà ở Việt Nam đã trải qua một hành trình dài, kéo dài hơn 4 000 năm, là một phần quan trọng của lịch sử hình thành và phát triển của đất nước. Trà không chỉ là một thức uống, mà còn là biểu tượng đặc trưng liên quan đến quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tuy văn hóa trà Việt Nam đã từng bị trà đạo Trung Quốc ảnh hưởng, nhưng không gian văn hóa trà của chúng ta vẫn khác biệt và mang đặc trưng riêng.
Từ thời xưa, trà được xem là một đồ uống dành riêng cho tầng lớp quý tộc và vua chúa. Tuy nhiên, ngày nay, văn hóa trà đã trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người Việt. Trà không chỉ là một thức uống thông thường, mà còn xuất hiện trong những sự kiện quan trọng như dạm ngõ, lễ cưới và các ngày giỗ trong năm... như một văn hóa không thể thiếu của người Việt.
Trong quá trình phát triển, văn hóa trà Việt Nam đã trở nên linh hoạt và thoải mái hơn nhiều. Khác biệt với các nền văn hóa uống trà khác như Trung Quốc và Nhật Bản, người Việt không cứng nhắc, áp đạt quá nhiều quy tắc khi thưởng thức trà.
Chúng ta đã tiếp thu, biến đổi và sáng tạo các phong tục trà từ xa xưa thành quá trình đơn giản và gắn kết. Trong văn hóa trà ở Việt Nam, trà mang ý nghĩa tinh thần, là không gian để thể hiện tình cảm và chia sẻ với nhau về mọi khía cạnh của cuộc sống.
Mặc dù không có lịch sử như trà đạo Trung Hoa hay phức tạp, khuôn khổ, cầu kỳ như trà đạo Nhật Bản, không gian văn hóa trà của Việt Nam vẫn thu hút bởi bản sắc dân tộc, tính giản dị, mộc mạc và chân thành.
Chúng ta cần duy trì và phát triển toàn bộ văn hóa trà để giữ gìn những giá trị đẹp và tinh tế từ quá trình pha chế đến thưởng thức, và truyền đạt nó cho thế hệ kế tiếp.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã kết hợp phương pháp truyền thống với hiện đại nhằm tạo ra những trải nghiệm trà thú vị. Cụ thể như, quán trà kết hợp với âm nhạc... không những vậy có thể phục vụ các loại trà sáng tạo có hương vị mới mẻ. Những sáng tạo này giúp người thưởng trà trải nghiệm nhiều điều mới lạ hơn và cảm thấy hấp dẫn hơn.
Theo xu hướng hiện đại, thì trà ở Việt Nam còn được chế biến nhiều loại thức uống hấp dẫn, không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn tăng hương vị rất nhiều so với uống theo kiểu truyền thống. Do đó, các bạn trẻ cũng đón nhận thức uống này nhiều hơn.
Uống trà là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, được duy trì từ thời xa xưa. Trà không chỉ là một loại đồ uống thường ngày của người dân, mà nó còn mang đậm bản sắc dân tộc. Từ trước đến nay, trong mỗi gia đình Việt luôn có một bộ ấm chén dùng để pha trà. Khi khách tới tơi nhà, gia chủ sẽ dùng trà để tiếp đãi khách, bày tỏ sự hiếu khách, và kính trọng của chủ nhà với người đến chơi.
Văn hóa trà Việt Nam cũng phản ánh sự giản dị, thật thà và tôn trọng bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội. Là người dân Việt thì đều có thể uống trà bất khi khi nào họ muốn dù là trong ngày thường hay lễ, Tết.
Điều này là minh chứng cho sức ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa uống trà đối với cuộc sống của người Việt. Không chỉ trong thời đại hiện tại, mà còn trong tương lai và mãi mãi, trà sẽ tiếp tục giữ vị thế quan trọng và gắn bó sâu đậm trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
Văn hóa và nghệ thuật thưởng thức trà của người Việt có thể không thu hút và nổi tiếng như trà đạo Trung Hoa hay Nhật Bản từ các phương tiện truyền thông quốc tế. Tuy nhiên, với chúng ta, văn hóa trà Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu của mỗi gia đình.
Pha trà và thưởng trà như một nghệ thuật phi công thức theo các bậc tiền bối đi trước nhận xét. Do đó, người Việt Nam cũng có những cách pha trà tinh tế và khác biệt của riêng mình. Trong việc thưởng trà, để trải nghiệm đầy đủ hương vị của trà, người thưởng thức nên dùng mũi để cảm nhận mùi hương trước khi thưởng thức, sau đó thưởng từng ngụm nhỏ để cảm nhận vị chát, vị ngọt của trà, thậm chí có thể cảm nhận được hương vị của đất và trời.
Đối với người mê trà trà, việc có được người bạn tâm giao ( ngũ quần anh) cùng thưởng thức trà là không dễ dàng, nó không dễ dàng như chọn bạn uống rượu. Lý do là bạn trà cũng giống như người bạn tri kỷ đồng hành của mình, người bạn cùng chí hướng, người mà bạn muốn hàn huyên và tâm sự cùng trong không gian trà. Giúp tạo nên sự gắn kết giữa những người uống trà. Đây cũng là chìa khóa để tạo nên một buổi trà đạo ý nghĩa.
Văn hóa trà đạo Việt Nam không chỉ là sự kết hợp của kỹ thuật pha trà và thưởng thức trà mà còn là một trạng thái tinh thần - cảm xúc và tâm hồn của người pha và người uống trà. Nó không tuân theo những quy tắc phức tạp, mà thay vào đó, chúng ta cùng nhau tận hưởng chén trà trong bình yên và tĩnh lặng, nơi mà cảm xúc được thăng hoa.
Mỗi lần rót nước trà mới, sắc màu vàng xanh nổi bật, hương thơm lan tỏa trong không gian, và khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được trà có vị chát đắng ban đầu, ta như trải qua một hành trình khám phá sự công phu và tinh tế trong quá trình tạo nên một chén trà ngon. Vị ngọt thanh của trà không chỉ là hương vị, mà còn là tâm hồn Việt, là biểu tượng cho tình yêu, lòng trung thành và sức mạnh kiên cường. Thưởng thức một chén trà không chỉ là việc thưởng thức hương vị mà còn là việc chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa trà Việt Nam.
Trung Quốc là nơi khởi nguồn của nghệ thuật uống trà. Bất chấp sự thay đổi của thời gian, khi những ngôi nhà xưa kính cổng cao đã phải nhường bước cho những tòa nhà chọc trời, văn hóa trà của Trung Quốc vẫn được giữ gìn và phát triển. Đối với người Trung Quốc, uống trà là một thú vui tao nhã, không cần phải tuân theo những quy định cứng nhắc. Tuy nhiên, uống trà cũng là một nghệ thuật, đòi hỏi sự tinh tế và thẩm mỹ cao. Người Trung Quốc coi trọng từng bước trong quá trình pha trà. Người uống trà phải có kinh nghiệm, sự cẩn thận và khéo léo trong việc đun nước, chọn trà, rửa chén... Họ cũng chú ý đến lượng nước phù hợp, cách nắm chén thanh lịch, thời gian thêm trà...
Có thể nói, nền văn hóa cổ xưa cùng tư duy Nho Giáo đã ăn sâu vào tâm hồn và biến việc uống trà với người Trung Quốc thành một nét đẹp văn hóa, không cần phải học tập mà ai cũng có thể nắm bắt và thực hiện một cách tự nhiên.
Người Nhật được biết đến với tính kiên trì, nhẫn nhịn, khiêm tốn và tỉ mỉ. Những phẩm chất đó cũng được phản ánh trong văn hóa uống trà. Uống trà ở Nhật đã trở thành một nghệ thuật cao siêu, với nhiều quy tắc và tiêu chuẩn. Không có gì ngạc nhiên khi ở Nhật, uống trà được gọi là "trà đạo" - một con đường nghệ thuật chính hiệu chỉ dành cho những ai thực sự có đam mê, sẵn sàng học hỏi và luyện tập.
Người Nhật rất quan tâm đến việc có một không gian thanh bình và yên tĩnh để uống trà. Ngay cả trong việc bày trí bàn trà, họ luôn sắp xếp tỉ mỉ và tinh tế, chọn đồ trang trí phù hợp với không gian phù hợp thưởng thức trà. Trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, chén trà được xem là một tác phẩm nghệ thuật, do đó, họ ưu tiên chọn những sản phẩm cao cấp được làm bằng tay (thủ công), chất liệu gốm sứ và có thiết kế đặc sắc.
Một yếu tố quan trọng nữa chính là là pha trà matcha. Matcha là loại sản phẩm được làm từ trà xanh tươi, sau đó được xay thành bột và các buổi lễ trà truyền thống thì nó thường được sử dụng. Pha trà matcha có quy tắc riêng, đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao để đạt được độ mịn của bột trà.
Trà là một phần không thể tách rời khỏi văn hóa Anh Quốc. Trà đã trở thành biểu tượng của nước Anh và thường được sử dụng trong các sự kiện trang trọng và đặc biệt. Truyền thống uống trà ở Anh Quốc là trà chiều.
Giống như tên gọi, trà chiều chính là khoảng giữa buổi chiều, từ khoảng 3 - 5 giờ chiều. Thực đơn trà chiều thường sử dụng là trà đen, việc uống trà chiều còn được kết hợp cùng các loại bánh ngọt, sandwich, bánh quy.. , để tăng thêm hương vị. Một điều nổi bật trong văn hóa thưởng thức trà ở Anh là dùng đường và kem tươi để làm đẹp và làm trà ngon hơn.
Trong các buổi lễ trà truyền thống, trà được trong ấm và phục vụ xuyên suốt quá trình này. Trước tiên, bạn sẽ ăn các món bánh ngọt và bánh quy, sau đó mới ăn sandwich và bánh quy có kem tươi, đây chính là nguyên tắc mà người Anh thường thực hiện.
Mặc dù có những đặc điểm riêng, truyền thống uống trà mỗi nước đều mang một nét đẹp văn hóa và thú vị, giúp những người đam mê trà có thêm nhiều trải nghiệm.
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: