Nước ép cóc là thức uông ngon và nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên có nên uống nó mỗi ngày không? Hãy cùng 1shop.vn tìm hiểu ngay nhé.
Trái cóc là một loại trái cây có vị chua chua ngọt ngọt tùy loại. Khi còn xanh quả có có màu xanh, giòn và chua, chuyển sang màu vàng khi chín, thịt mềm có màu vàng và có vị ngọt.
Trong 100g quả cóc tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng như:
Những thành phần này giúp cho nước ép cóc không chỉ giúp giải khát mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Dưới đây là một số lợi ích của nước ép cóc:
Canxi và phốt pho là hai chất quan trọng cho quá trình xây dựng và duy trì sức khỏe xương và răng, mà cóc lại là trái cây chứa cả hai thành phần này. Không những vậy, canxi không chỉ giúp xương cứng cáp mà còn bảo vệ men răng khỏi tổn thương do nhai thức ăn hoặc thay đổi nhiệt độ.
Do đó, quả có có thể hỗ trợ xương và răng chắc khỏe.
Cóc còn là loại quả giúp ngừa thiếu máu, nhờ nó chứa sắt và vitamin B1, hai chất này có vai trò quan trọng cho quá trình sản xuất hồng cầu và cung cấp oxy cho cơ thể. Ngoài ra, cóc còn chứa các khoáng chất như canxi, kẽm và magiê, hỗ trợ tích cực trong việc giảm nguy cơ thiếu máu.
Cóc chứa đường sucrose, đây cũng chính là một nguồn carbs giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, nhất là những ai hay tập thể dục, giúp họ tập luyện tốt hơn và tinh thần thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, sucrose giúp những người sau khi tập luyện hồi phục nhanh hơn, tăng sức bền và độ dẻo dai, rất hữu ích cho các vận động viên.
Trái cóc có hàm lượng vitamin C dồi dào, đây là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chất chống oxy hóa trong quả cóc giúp làm chậm quá trình lão hóa sớm, gây ra bởi các tác nhân bên ngoài môi trường như ánh nắng mặt trời, ô nhiễm môi trường và khói thuốc lá, giúp da luôn khỏe mạnh và tươi trẻ.
Quả cóc chín có tác dụng làm mát cơ thể, hỗ trợ điều trị các triệu chứng như phát ban, chóng mặt, buồn nôn hay say nắng. Với lượng calo thấp và nhiều nước, cóc là lựa chọn tuyệt vời để giải nhiệt.
Cóc chứa pectin, là một loại chất xơ hòa tan hay là polysaccharide, thành phần này có khả năng giúp làm dịu lớp màng nhầy, góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng.
Vitamin C trong cóc giúp kiểm soát cholesterol trong máu, đồng thời tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao. Chất xơ trong cóc cũng có thể giúp hạn chế việc kháng insulin, từ đó nó cũng mang lại lợi ích cho bệnh đái tháo đường.
Trong Đông y, nước ép cóc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng cảm cúm và ho. Bạn có thể ép ba miếng cóc, pha với ít muối và chia uống 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, nước sắc từ lá cóc tươi cũng giúp giảm ho, cảm cúm, bạn chỉ cần dùng 3- 4 lá cóc tươi đun sôi với 2 ly nước, và thêm một ít mật ong, chia nhỏ uống khi nước còn ấm để tăng tác dụng của nó.
Chất xơ và nước trong quả cóc giúp kích thích hoạt động nhu động ruột, làm sạch đại tràng và ngăn ngừa táo bón, cũng như mất nước. Chất xơ cũng giúp giảm nguy cơ bị tiêu chảy, bằng cách nó có thể làm cứng phân. Nên trái cây này có thể giúp tăng cường hệ tiêu hóa một cách tự nhiên.
Trái cóc là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A và vitamin C, nên khi bạn bổ sung nước ép cóc, thức uống này có thể nâng cao khả năng hấp thu sắt tốt hơn, thúc đẩy hoạt động sản sinh bạch cầu, tăng cường lưu thông máu và nâng cao hệ miễn dịch.
Với lượng vitamin A, vitamin C và vitamin E phong phú, giúp cải thiện sức khỏe mắt, ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể khi lớn tuổi.
Lá cóc và sắc với nước, cũng được sử dụng như một phương pháp để điều trị đau mắt và bảo vệ sức khỏe mắt. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo nó phù hợp với bạn.
Nước ép cóc có hàm lượng chất béo và carbs thấp, giúp bạn thưởng thức nước ép cóc mà không lo lắng nó có thể ảnh hưởng tới cân nặng. Cóc còn giàu chất xơ và ít calo, giúp duy trì cảm giác no lâu hơn, kiểm soát cảm giác thèm ăn và góp phần giảm cholesterol hiệu quả, hỗ trợ quá trình giảm cân.
Cóc có khả năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
S. dulcis là thành phần có thể ức chế enzym α-glucosidase và anti-α-amylase, kéo dài quá trình tiêu hóa đồ ăn và hấp thu carbs. Điều này giúp điều hòa lượng đường trong máu sau bữa ăn, đặc biệt hiệu quả với những người mắc bệnh tiểu đường. Chiết xuất ethanol từ lá cóc và S. dulcis từ quả cóc còn cho thấy hiệu suất kháng α-glucosidase rất tích cực, với IC50 lần lượt là 45,52 µg/mL và 4,73 µg/mL .
Mặc dù nước ép cóc là một thức uống lành mạnh với nhiều dưỡng chất quý giá, nhưng vẫn cần lưu ý một số điểm khi sử dụng:
Nước ép cóc chứa nhiều acid, có thể gây xót ruột, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, và rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất là uống sau bữa ăn khoảng 30 phút là thời điểm tốt nhất, bạn nên uống sau bữa sáng hoặc trưa.
Nước ép cóc chứa nhiều vitamin C dễ bị oxy hóa, nên bạn hãy uống ngay sau khi ép, còn nếu bảo quản thì nên dùng trong vòng 12 giờ để giữ được hương vị tươi ngon.
Ngoài ra, cần chọn mua cóc tươi, sạch, sơ chế sạch sẽ mới mang đi ép lấy nước.
Hàm lượng acid cao trong nước ép cóc có thể ảnh hưởng xấu đến dạ dày nếu bạn lạm dụng uống quá nhiều, đặc biệt những người có tiền sử đau dạ dày hay đang có nguy cơ bị đau dạ dày thì nên tránh vì nó có thể làm bệnh tình nặng hơn. Nên nếu bạn muốn uống, tốt nhất hãy chế biến nước ép cóc loãng và thêm chút muối để giảm lượng acid, đồng thời uống sau bữa ăn.
Chỉ nên uống khoảng 2- 3 lần mỗi tuần, mỗi lần 100ml để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn như đau dạ dày.
Hy vọng những lưu ý này sẽ giúp bạn tận hưởng nước ép cóc một cách an toàn và hiệu quả!
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: