Bệnh gout là một loại viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong cơ thể, thường gây ra cảm giác đau, sưng và viêm khớp.
Bệnh gout là một loại viêm khớp do sự tăng cao của axit uric trong cơ thể, gây ra sự kích thích và viêm đau ở các khớp. Axit uric là một chất tự nhiên trong cơ thể, rối loạn chuyển hóa purine là do tăng axit uric. Purin là một chất có trong nhiều loại thực phẩm, như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật...
Khi axit uric tăng cao trong cơ thể, nó có thể tạo ra tinh thể urat, tích tụ trong các khớp và mô mềm, gây ra cảm giác đau và sưng. Các triệu chứng của bệnh gout thường bắt đầu bằng cơn đau cấp tính ở một hoặc nhiều khớp, thường ở ngón chân, đầu gối, hoặc cổ tay. Các cơn đau thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần và có thể tái phát theo thời gian.
Không phải axit uric cao đều bị gout, căn bệnh này thường xuất hiện ở phái mạnh, những người hay uống rượu hay gia đình có người bị gout.
Quản lý bệnh gout thường bao gồm việc kiểm soát lượng purin trong chế độ ăn uống, duy trì cân nặng lành mạnh, uống đủ nước và tuân thủ quy trình điều trị được chỉ định bởi bác sĩ. Nếu bạn nghĩ mình có triệu chứng bệnh gout, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Ốc là thực phẩm có thể chế biến nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Theo nghiên cứu, ốc có nhiều dưỡng chất, trong đó chứa nhiều protein, chất béo, vitamin, canxi và các khoáng chất như photpho, sắt, magie, kẽm... Do đó, ốc có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe con người như:
Nhìn chung, ốc là thực phẩm có hàm lượng canxi dồi dào, cho nên có tốt cho hệ xương khớp và răng. Còn đối với những người bị gout thì lại không được tiêu thụ nhiều các thực phẩm có nhiều chất đạm, hay nói cụ thể là không sử dụng nhiều nhân purin. Nếu lượng purin cao sẽ tạo ra axit uric sẽ gây ra các cơn gout cấp, gây đau, mỏi và khó chịu. Mà ốc lại là một thực vậy như thế.
Ốc là một loại hải sản có chứa một lượng đáng kể chất đạm, nó có thể làm tăng acid uric, do đó, việc tiêu thụ ốc có thể không được khuyến nghị cho những người bị bệnh gout, nhất là những người đã có axit uric cao thì tuyệt đối không nên ăn ốc hay các món ăn từ ốc. Mặc dù không phải tất cả mọi người đều phản ứng tiêu cực với việc tiêu thụ ốc, nhưng việc hạn chế ăn ốc có thể là một phần quan trọng của việc kiểm soát bệnh gout. Ăn nhiều ốc sẽ hình thành nhiều hạt tophi, gây đau nhức, ảnh hưởng tới chức năng khớp và có thể gây ra nhiều biến chứng. Điều này cũng áp dụng cho nhiều loại hải sản khác có hàm lượng purin cao.
Không những vậy, ăn ốc không đảm bảo chất lượng, có thể tăng nguy cơ nhiễm giun sán, đều này sẽ gây ra nhiều biến chứng trầm trọng hơn cho bệnh nhân gout. Cho nên, bệnh nhân gout không nên ăn ốc.
Nếu bạn mắc bệnh gout hoặc có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc tiêu thụ ốc, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu về chế độ ăn uống phù hợp nhất cho trường hợp cụ thể của bạn.
Nếu bạn mắc bệnh gout, ngoài việc không nên ăn ốc, thì việc hạn chế một số loại thực phẩm có chứa nhiều purin là rất quan trọng để kiểm soát axit uric trong cơ thể. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người mắc bệnh gout thường được khuyến nghị hạn chế hoặc không nên ăn ( tùy tình trạng sức khỏe) như:
Nội tạng động vật là bộ phận chứa nhiều dưỡng chất, trong đó có cả purin. Nội tạng động vật như là gan, thận, tim.... đều có nhiều purin và khi ăn sẽ làm cho những con đau nhức của bệnh gout xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi bạn bị gout thì cực kỳ thận trọng và hạn chế tối đa nhóm thực phẩm này trong việc ăn uống mỗi ngày.
Đây hẳn là một điều người bị bệnh gout nên lưu ý. Vì không hẳn là rau củ nào cũng dành cho người bị gout. Có một số loại thực phẩm có nhiều purin mà người bị bệnh gout cần tránh như các loại đậu đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng...măng tây, rau bina, cải xoăn...
Người bị bệnh gout cần tránh ăn cá biển và hải sản, lý do là các sản phẩm này có hàm lượng purin và protein cao, khi ăn sẽ làm tăng axit uric. Điều này rất có hại cho bệnh gout, tuy nhiên bệnh nhân gout lại có thể ăn các loại cá thịt trắng hay cá sông.
Thịt đỏ bao gồm thịt cừu, thịt bò, thịt dê, thịt heo và một số động vật có vú khác, đều là những thực phẩm có hàm lượng protein cao, do đó khi tiêu thị thịt đỏ sẽ làm axit uric trong máu tăng. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần phải kiêng không bao giờ ăn thịt đỏ nữa, mà chỉ là hạn chế sử dụng nhiều, mỗi lần có thể ăn tối đa 100g thịt đỏ/ ngày, mỗi tuần chỉ ăn 1-2 lần.
Thịt ngỗng, thịt gà tây đều là những loại thực phẩm có nhiều khoáng chất như photpho, sắt... cùng hàm lượng vitamin B cao. Hai loại thịt này cũng nhiều purin cho nên người bị gout nên hạn chế và ăn với liều lượng vừa đủ, tránh ăn nhiều. Bạn có thể bổ sung khoảng 110 - 175 mg purin.
Ngoài những thực phẩm nói trên, thì người bị bệnh gout còn cần tránh sử dụng bia rượu, đồ uống ngọt, các loại đồ ăn được chế biến sẵn.
Ngoài những nhóm thực phẩm người bị bệnh gout cần tránh thì bạn nên ưu tiên tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp, như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại protein thực vật như đậu và hạt. Điều này có thể giúp giảm tình trạng viêm và giảm nguy cơ tái phát cơn gout. Tuy nhiên, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống phù hợp nhất cho bạn.
Nên có một chế độ ăn uống đa dạng, cân đối, lối sống lành mạnh và thường xuyên tập thể thao để cải thiện và trị bệnh gout. Một số thực phẩm tốt cho bệnh gout như:
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: