Người bị bệnh gout có thể ăn quả bơ, vì đây là loại trái cây giàu dinh dưỡng như chất xơ, axit oleic, vitamin E, kali...và tốt cho sức khỏe.
Bị gout có ăn được quả bơ không? Là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về căn bệnh này. Bệnh gout là một dạng viêm khớp, gây ra tình trạng sưng đỏ và đau nhức tại các khớp do sự tích tụ axit uric trong máu.
Những người mắc bệnh gout thường được khuyến khích ăn nhiều rau xanh và hoa quả, nhất là thực phẩm giúp kháng viêm, giảm đau và hỗ trợ giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Quả bơ là một lựa chọn lý tưởng nhờ vào những lợi ích sau:
Như vậy, bơ là một loại thực phẩm lành mạnh. Tuy nhiên, cần tiêu thụ với lượng vừa phải để tránh dư thừa calo, ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát bệnh. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn bơ để đảm bảo nó phù hợp với sức khỏe của bạn.
Mặc dù người bị gout có thể ăn bơ, nhưng cần ăn đúng cách và liều lượng hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà người bị gout ăn bơ cần nhớ:
Đồng thời, nếu bạn đang bị bệnh gout, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bơ để bác sĩ có thể xem xét sức khỏe cụ thể của từng người, và đưa ra liều lượng và cách dùng phù hợp với bạn.
Khi ăn bơ, người bị gout nên ăn trực tiếp mà không thêm bất cứ chất tạo ngọt như đường, sữa... hay các gia vị khác. Một số cách chế biến bơ bao gồm:
Quả bơ khi chín vừa đủ, bạn rửa sạch và cắt đôi, sau đó tách vỏ và hạt ra, cắt thành từng miếng là có thể ăn ngay, để bơ ngon hơn thì trước khi ăn, bạn có thể cho bơ vào ngăn mát tủ lạnh để làm mát, rồi mang ra sử dụng. Tránh để bơ trong tủ lạnh quá lâu.
Ngoài việc ăn bơ tươi trực tiếp thì bạn có thể làm sinh tố bơ để tận hưởng hương vị tuyệt vời của loại quả này. Bạn chỉ cần rửa sạch bơ, cắt lấy phần thịt, rồi xay nhuyễn, bạn có thể uống lạnh tùy ý. Không nên thêm chất tạo ngọt vào, còn nếu bạn muốn có thể thêm một ít chuối vào, làm sinh tố bơ chuối.
Món salad không xa lạ gì đối với những người ăn kiêng, món ăn này cũng phù hợp cho những người bị bệnh gout. Nhờ chủ yếu từ các loiaj rau củ quả, nên nó khá lành mạnh, món ăn này kết hợp giữa thịt quả bơ chín cắt lát mỏng, rau xà lách, dưa leo, cà chua, thêm một ít nước sốt và nước chanh, thực phẩm hàm lượng purine thấp nữa là hoàn thành.
Nếu bạn mắc bệnh gout, ngoài việc không nên ăn ốc, thì việc hạn chế một số loại thực phẩm có chứa nhiều purin là rất quan trọng để kiểm soát axit uric trong cơ thể. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người mắc bệnh gout thường được khuyến nghị hạn chế hoặc không nên ăn ( tùy tình trạng sức khỏe) như:
Thịt ngỗng, thịt gà tây đều là những loại thực phẩm có nhiều khoáng chất như photpho, sắt... cùng hàm lượng vitamin B cao. Hai loại thịt này cũng nhiều purin cho nên người bị gout nên hạn chế và ăn với liều lượng vừa đủ, tránh ăn nhiều. Bạn có thể bổ sung khoảng 110 - 175 mg purin.
Đây hẳn là một điều người bị bệnh gout nên lưu ý. Vì không hẳn là rau củ nào cũng dành cho người bị gout. Có một số loại thực phẩm có nhiều purin mà người bị bệnh gout cần tránh như các loại đậu đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng...măng tây, rau bina, cải xoăn...
Thịt đỏ bao gồm thịt cừu, thịt bò, thịt dê, thịt heo và một số động vật có vú khác, đều là những thực phẩm có hàm lượng protein cao, do đó khi tiêu thị thịt đỏ sẽ làm axit uric trong máu tăng. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần phải kiêng không bao giờ ăn thịt đỏ nữa, mà chỉ là hạn chế sử dụng nhiều, mỗi lần có thể ăn tối đa 100g thịt đỏ/ ngày, mỗi tuần chỉ ăn 1-2 lần.
Nội tạng động vật là bộ phận chứa nhiều dưỡng chất, trong đó có cả purin. Nội tạng động vật như là gan, thận, tim.... đều có nhiều purin và khi ăn sẽ làm cho những con đau nhức của bệnh gout xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi bạn bị gout thì cực kỳ thận trọng và hạn chế tối đa nhóm thực phẩm này trong việc ăn uống mỗi ngày.
Người bị bệnh gout cần tránh ăn cá biển và hải sản, lý do là các sản phẩm này có hàm lượng purin và protein cao, khi ăn sẽ làm tăng axit uric. Điều này rất có hại cho bệnh gout, tuy nhiên bệnh nhân gout lại có thể ăn các loại cá thịt trắng hay cá sông.
Ngoài những thực phẩm nói trên, thì người bị bệnh gout còn cần tránh sử dụng bia rượu, đồ uống ngọt, các loại đồ ăn được chế biến sẵn.
Ngoài quả bơ, người mắc bệnh gout có thể bổ sung nhiều loại trái cây khác vào chế độ ăn để hỗ trợ đào thải axit uric. Người bị bệnh gout có thể ăn các loại trái cây như:
Đây là loại quả chứa rất ít purin, nên nó khá lành mạnh cho những ai đang trong thời kỳ bị gout cấp tính. Thành phần chủ yếu của dưa dầu là nước và kali giúp cơ thể giải nhiệt, lợi tiểu. Quả này lại vừa thơm mát, ngon.
Chuối lại chứa nhiều dinh dưỡng, bao gồm kali, acid folic và vitamin C, giúp hỗ trợ loại bỏ axit uric ra ngoài. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều chuối để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Bưởi cũng là một trong loại quả mà người bị bệnh gout có thể tiêu thụ, loại quả này có hàm lượng kali và vitamin C dồi dào, khoáng chất kali giúp loại bỏ axit uric qua đường tiểu, trong khi đó vitamin C lại giúp giảm viêm. Người bệnh có thể ăn một lượng bưởi vừa phải hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
Lê, táo có lượng purin thấp, tính kiềm, có hàm lượng nước cao và kali. Ngoài ra, dứa cũng là loại quả ngưòi bị gout có thể ăn. Dứa có nhiều bromelain, chất này có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và tốt cho hệ tiêu hóa, cùng với kali và vitamin C, dứa góp phần loại axit uric ra ngoài.
Tuy nhiên, người bị gout nên có chế độ ăn uống lành mạnh, trước khi ăn các thực phẩm này, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: